Bài 03: WordPress API là gì?

Đáng lẽ mình không viết bài này nhưng lúc đang viết bài tiếp theo thì cảm thấy cần phải giải thích rõ WordPress API là gì trước khi tìm hiểu các kiến thức sâu hơn, vì vậy bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về API nhé.

1. API là gì?

API là chữ viết tắt của Application Programming Interface (giao diện lập trình ứng dụng), nó là các cổng giúp các hệ thống có thể giao tiếp với nhau. Ví dụ khi bạn muốn lấy danh sách bạn bè trên Facebook thì đương nhiên bạn không thể nào truy vấn vào dữ liệu của Facebook được mà phải thông qua một địa chỉ mà facebook cho phép bạn lấy, ta gọi đây là Facebook API. Hoặc khi bạn xây dựng chức năng đăng nhập bằng Facebook, Google thì bạn cũng phải sử dụng các API mà họ cung cấp và dựa vào kết quả của API đó mà có thể biết được đăng nhập thành công hay thất bại.

2. WordPress API là gì?

Khái niệm tương tự như trên nhưng ở đây nó gom lại một cụm nhỏ hơn đó là danh sách các API trong CMS WordPress.

Khi bạn sử dụng một CMS hay một Framework bất kì thì điều tối kị là bạn không nên bất kì thông tin gì bên trong core của chúng, điều này sẽ gặp phải vấn đề lớp khi bạn nâng cấp Version cao hơn, vì vậy hầu hết  chúng đều cung cấp các API giúp bạn can thiệp vào Core mà không cần phải chỉnh sửa trong Core. Vậy WordPress API là danh sách các hàm, các đối tượng giúp lập trình viên có thể can thiệp vào core của WordPress một các dễ dàng mà không cần phải thay đổi trực tiếp trên chúng.

3. Danh sách API WordPress

Để cập nhật danh sách các API đúng theo version mới nhất của WordPress thì tôi khuyên bạn nên vào trang chủ codex của họ. Tuy nhiên để các bạn dễ theo dõi thì mình xin liệt kê danh sách các API đúng theo thời điểm hiện tại.

Mình sẽ không giải thích từng loại API mà sẽ dành cho các bài tiếp theo, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu qua chúng và cách sử dụng căn bản, trường hợp mình không có thời gian thì bạn hãy theo đường link mình cung cấp để tham khảo nhé.

4. Lời kết

Qua bài này mình đã giới thiệu danh sách các API có trong WordPress, với danh sách các API này bạn có thể can thiệp vào mọi vị trí bên trong core của chúng từ admin cho tới frontend. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng API và sau series này bạn sẽ thấy mê mẩn với bộ CMS này đấy :)

 

t

Thiên Tác Giả

Mình Tên là Thiên, hơi điên một chút. Chuyên viết về kinh doanh

Bình luận


Vui lòng đăng nhập để bình luận bài viết. Đăng nhập tại đây

2017 Team .net