Trong database của WordPress bạn sẽ thấy một table ten là [prefix]_options, table này sẽ chứa các thông tin cấu hình của hệ thống. Ngoài các thông tin cấu hình của hệ thống ra thì bạn có thể thêm các thông tin cho riêng bạn, điều này rất hay thường làm khi xây dựng plugin. Ví dụ khi bạn xây dựng một theme thì bạn sẽ phải viết chức năng quản lý cấu hình cho theme đó, lúc này bạn sẽ phải sử dụng table options này để lưu trữ.
Bạn đã từng nghe khái niệm lập trình hướng sự kiện trong các Framework như Zend, Laravel, Phalcon? Hay thậm chí trong Javascript cũng có khái niệm về lập trình sự kiện. Vậy thì trong WordPress có tồn tại khái niệm này không? Để trả lời câu hỏi này thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Hooks trong WordPress nhé.
Như ta biết WordPress là một CMS mã nguồn mở giúp quản lý nội dung một cách dễ dàng. Trước đây WordPress được biết đến như một CMS dùng để xây dựng blog, tuy nhiên giờ đây sức mạnh của WordPress không dừng lại ở một blog thông thường mà bạn có thể sử dụng WordPress để xây dựng hầu hết các loại website như web giới thiệu, web bán hàng và web tin tức.
Kết thúc bài trước thì bạn đã biết cách cài đặt WordPress trên localhost rồi, tuy nhiên bạn cần phải tìm hiểu nhiều thứ hơn nữa mới có thể sử dụng và quản lý hệ thống WordPress một cách tốt nhất. Bước đầu tiên là bạn cần phải đăng nhập vào hệ thống, nhìn danh sách menu của trang quản trị và hãy tìm hiểu tất cả các đối tượng của hệ thống menu đó. Tuy nhiên nếu các bạn tự tìm hiểu thì sẽ hơi khó khăn nên trong series này mình sẽ trình bày lần lượt tất cả các thành phần đó, và bài đầu tiên mình sẽ giới thiệu sơ lược về hệ thống menu trong WordPress. Do chỉ giới thiệu sơ lược tính năng của các menu vì thế bài viết sẽ rất ngắn, tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì mỗi menu như vậy mình sẽ giải thích thật chi tiết trong một bài cụ thể trong series.
WordPress là một CMS được phát triển trên ngôn ngữ lập trình PHP, đây là một CMS được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nhằm giúp các cá nhân muốn sử dụng thành thạo hệ thống quản lý trong WordPress thì trong series này mình sẽ giới thiệu từng bước các quản lý một trang web trong WordPress. Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu khái niệm WordPress là gì đã nhé.
Trong bài các file quan trọng theme wordpress mình có sử dụng một số hàm của wordpress để gọi các file như header, footer, sidebar và searchform. Nhưng trong trường hợp ta có một file nào đó mà không nằm trong danh sách của nó mà vẫn muốn load vào thì làm thế nào? Để trả lời câu hỏi này thì ta tìm hiểu hàm get_template_part() trong wordpress nhé.
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc folder của một theme trong Wordpress được xây dựng như thế nào, chức năng của từng file, từng folder hoạt động ra sao. Bài này tương đối đơn giản và phù hợp với những bạn mới tìm hiểu Wordpress, mình cũng là một trong số đó nên nếu bạn đang muốn học Wordpress thì hãy cùng mình xây dựng nên serie này nhé. Nội dung chính